Nocode Hanoi meetup: Kiến tạo “sự nghiệp” để trở thành một Pro no-coder

March 27, 2024

Vào ngày 26/11/2023 tại Hà Nội, sự kiện NoCode Vietnam Meetup #2 đã được tổ chức thành công tốt đẹp bởi cộng đồng Nocode Vietnam. Anh Nhân Nguyễn - giảng viên sáng lập Framad đã tham gia với vai trò diễn giả.

Vừa qua ngày 26/11 tại Hà Nội, sự kiện NoCodeVietNam Meetup #2 đã được tổ chức thành công tốt đẹp bởi cộng đồng Nocode Vietnam. Trong sự kiện, chúng ta đã được lắng nghe những chia sẻ rất quý giá qua 04 phần chính:
  • Citizen developer – Cách mạng toàn dân làm phần mềm – Vu Tran – Fouder CitizenDev
  • Dùng PowerApps để xây dựng sản phẩm chuyển đổi số – Dac Nguyen – CIO Adelaide School
  • Phát triển sự nghiệp với nocode: từ kinh nghiệm và thực hành – Nhan Nguyen – Fouder NAUCode
  • Chuyển hoá vận hành doanh nghiệp với NoCode và tự động hoá – Nguyen Thanh Tung – Founder luklak
Bài viết này tập trung thuật lại phần phát biểu của anh Nhân Nguyễn – Founder NAUCode với chủ đề Phát triển sự nghiệp với nocode: Từ kinh nghiệm và thực hành. Các bạn có thể xem toàn bộ phần chia sẻ tại đây. Hoặc bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách đọc bài recap bao gồm những ý chính trong phần chia sẻ của Nhân Nguyễn ngay dưới đây, cùng bắt đầu nhé!

1. Hướng đi nào dành cho những người đam mê lĩnh vực Low-code No-code?

Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đều biết rằng công nghệ No-code đã mang lại những cơ hội tích cực và còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá, tuy nhiên dựa theo những chia sẻ của Nhân – Founder NAUCode, chúng ta vẫn cần thẳng thắn nhìn nhận rằng No-code là một thị trường chưa “chưa được nhận thức rõ ràng” (unrealisable market). Rất nhiều người có nhu cầu muốn được vượt qua những rào cản và rủi ro công nghệ để hiện thực hoá giấc mơ của mình, tuy nhiên họ chưa biết rằng có một giải pháp đang tồn tại mang tên No-code có thể giúp người dùng vượt qua những rào cản đó. Sự “chưa được nhận thức rõ ràng” ở thị trường này đặt ra một thử thách lớn cho những người muốn theo đuổi no-code low-code: Làm thế nào để có thể xây dựng sự nghiệp trong một thị trường thậm chí còn chưa ai biết đến?
Cách tiếp cận hợp lý nhất cho mọi sự khởi đầu chính là đặt ra những câu hỏi đúng. Tại buổi meetup, diễn giả Nhân Nguyễn đã đặt ra 05 câu hỏi:
Ở câu hỏi đầu tiên, lúc nào chúng ta nên sử dụng các công cụ Low-code No-code (LCNC)? Nhân Nguyễn cho rằng những người sử dụng LCNC thường chủ yếu tập trung tại các use case như sau:

Freelancer

Đây là vị trí phổ biến nhất và là điểm khởi đầu của rất nhiều các LCNC practitioner. Một freelancer trong thị trường LCNC cần có kỹ năng dùng tool linh hoạt, khả năng thông thạo các tool rất cao, và quan trọng hơn cả đó chính là biết cách tối ưu tài nguyên của mình (resourcefulness).

Web/App Agency

Đây là một tập hơn lớn hơn của những người làm LCNC freelancer. Tuy nhiên dưới vai trò là một Agency chuyên cung cấp các dịch vụ tới khách hàng, bạn sẽ cần làm việc trong một môi trường có nhiều tính sáng tạo và khả năng thích ứng với thị trường cao hơn. Ngoài ra, theo Nhân chia sẻ, một Agency team sẽ có đặc tính jungle-like, hiểu nôm na là team cần có nhiều vị trí và vai trò khác nhau như: Business Development, Creative, Project Management…

Centre of excellence

Những Centre of excellence thường xuất hiện nhiều trong các big corp hoặc enterprise với đông đảo nhân sự được phân chia cấp bậc rõ ràng. Họ sẽ là những người có tiếng nói, trách nhiệm cao và có khả năng điều hướng các LCNC practitioner trong công ty. Các Centre of excellence sẽ quan sát rất nhiều để hiểu rõ mức độ phát triển của các công cụ LCNC ngoài thị trường đang ở giai đoạn nào, trong team ai là người có thế mạnh để triển khai được các công cụ LCNC trong từng use case cụ thể.

Consulting Firm

Trong toàn cảnh về bức tranh LCNC được đề cập đến phía trên, đây là thành phần có sự khác biệt lớn so với 3 thành phần còn lại. “Consulting firm cũng chính là định vị mà NAUCode đang hướng tới trên thị trường”, Founder của NAUCode tự tin chia sẻ. Với vai trò là một Consulting firm trong thị trường LCNC, Nhân cho rằng đội ngũ nhân sự trong team cần có khả năng planning và delivering một dự án LCNC ở mức xuất sắc, có cách tiếp cận khoa học và rành mạch với từng khách hàng.

2. Sự khác biệt giữa một dự án LCNC và một dự án công nghệ thông thường

Ở phần tiếp theo trong bài chia sẻ, Founder của NAUCode dành nhiều sự quan tâm đến sự khác biệt của một dự án IT thông thường so với một án dự án LCNC. Bằng kinh nghiệm làm việc với rất nhiều các dự án thuộc đa dạng lĩnh vực khác nhau, anh cho rằng có một vài điểm khác biệt rõ rệt giữa hai kiểu dự án nhưng không phải ai cũng nắm rõ được dưới đây
Lắng nghe rõ hơn những chia sẻ của Nhân về hai kiểu dự án qua video ngắn dưới đây

3. Thế nào được coi là một dự án LCNC đủ tốt?

Những khán giả tham gia buổi Meetup chắc hẳn sẽ đều có sự công nhận rằng đây chính là nội dung nhận được sự nhiều sự quan tâm và thích thú nhất từ mọi người. Định vị là một Consulting firm trong lĩnh vực LCNC, Nhân chia sẻ một dự án LCNC thành công sẽ bao gồm các yếu tố sau:

📌 Tech Stacks

Nhân sự thực hiện dự án cần thông thạo trong việc sử dụng tools và hiểu biết tools ở mức độ cao

🙋 Client Segmentation

Hiểu rõ khách hàng của dự án là ai, điểm đau, nhu cầu và mong muốn của họ là gì

💻 Business Development

Cần có quy trình và cách tiếp cận khách hàng rõ ràng trong mọi dự án, đây cũng là một cấu phần cơ bản và quan trọng bậc nhất để khiến một dự án LCNC thành công

💰 Pricing Method

Xây dựng một chiến lược giá cả minh bạch và linh hoạt cho từng dự án

💼 Portfolio Management

Khi một Consulting firm càng phát triển, họ sẽ càng có thêm nhiều khách hàng trong danh mục của công ty, từ đó dẫn đến việc cần có một quy trình rõ ràng và linh hoạt để quản lý cả danh mục khổng lồ đó. Nhân nhấn mạnh, không phải dự án nào thành công trong danh mục cũng có thể mang ra trình bày với khách hàng. Linh hoạt trong việc quản lý danh mục của công ty sẽ góp phần đáng kể trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

Client Success

Một dự án thành công không dừng lại ở việc hoàn thành xong xuôi dự án, cần hiểu rõ cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng để bảo đảm rằng họ thực sự hài lòng với toàn dự án.

🔑 Solution Design

Đảm bảo đội ngũ nhân sự thực hiện dự án là những solution designer có thể mang lại giải pháp đủ tốt và phù hợp với nguồn lực của khách hàng. Thực hiện một dự án LCNC không đơn thuần chỉ gói gọn trong hai hành động Kéo & Thả, một team cung cấp dịch vụ LCNC chuyên nghiệp cần biết cách thiết kế giải pháp toàn diện để giải quyết tối ưu những điểm đau của khách hàng.

📁 Tax & Invoices

Quản lý đúng đắn các khía cạnh tài chính khi thực hiện dự án, bao gồm các nghĩa vụ thuế và việc lập hóa đơn một cách minh bạch.
Để chốt lại phần nội dung này, Nhân cũng bổ trợ thêm cho phần chia sẻ bằng chính những kinh nghiệm xương máu của mình qua nhiều dự án khác nhau, anh cho rằng đây là những điều “nên” và “không nên” khi thực hiện một dự án LCNC:

4. Key takeaways

Trước khi kết thúc phần chia sẻ đầy tâm huyết, CEO NAUCode tổng kết lại toàn bộ nội dung của mình bằng những ý chính sau đây:

👨 Khách hàng

Với một thị trường chưa có sự nhận thức rõ ràng, lựa chọn những khách hàng đầu tiên một cách có chọn lọc sẽ mang lại một lợi thế lớn cho vị thế và tầm ảnh hưởng của công ty trong tương lai.

🌱 Bẫy Drag & Drop

Cảnh giác để không rơi vào bẫy “Drag & Drop” khi thực hiện các dự án LCNC. Mỗi hành động kéo thả cần mang lại những kết quả rõ rệt có thể đo lường được và nằm trong chiến lược chung của toàn dự án.

📌 Lựa chọn framework

Luôn cần có framework khi thực hiện một dự án LCNC chuyên nghiệp.

💡Đề cao sự học hỏi

Vòng lặp học hỏi là những điều bắt buộc có xuyên suốt mỗi dự án LCNC.

🏆 Tầm nhìn

Vì thị trường còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác, tầm nhìn hiện tại của bạn sẽ quyết định vị trí tương lai của bạn.

Published On: March 27, 2024Categories: Trao đổi chuyên môn2332 wordsViews: 34